Friday, July 11, 2008

165,000 people died in the North Vietnam re-education camps

IN HONOR OF THE TENS OF THOUSANDS OF MEN AND WOMEN WHO DIED IN VIETNAM'S RE-EDUCATION CAMPS

At least 165,000 people perished in Vietnam's re-education camps after the fall of Saigon in 1975, according to published research in the United States and Europe. The Hanoi government declines comment. Following is a partial list documented by the Vietnam Human Rights Watch, a privately funded organization.

Sgt. Abdul Hamide, Tan Lap Re-education Camp (Vinh Phu), died in 1979. Ali Hung, Navy Seals, executed. Capt. Anh Dong, Paratrooper Camp 5, Ly Ba So Re-education Camp (Thanh Hoa), died in detention. 1st Lt. Au Duong Diep, Z30-A Re-education Camp, died from hunger strike in 1980. Capt. Au Duong Minh, national police, Z20-A Re-education Camp, died from hunger strike in 1979. Lt. Col. Bach Van Hien, air traffic control at Tan Son Nhat Airport, died of untreated illness at unknown location in North Vietnam. 2nd Lt. Bao Thanh, 1st Supply Battalion, Long Giao Re-education Camp (Dong Nai), executed at labor site in December 1978. Bao Trong, deputy commander for national police, Phan Dang Luu Detention Center, died after repeated torture. Lt. Bon (family name unknown), national police, Re-education Camp 4 (Yen Bai), died in detention. 2nd Lt. Bui Bang Bim, Thanh Hoa Re-education Camp, hanged himself. Lt. Col. Bui Hien Ton, national police, Thanh Hoa Re-education Camp, died in 1979. Lt. Col. Bui Hong Viet, military police, died of untreated illness. Cpl. Bui Huu Kiet, Nha Do Re-education Camp (Song Be), died of malnutrition and overwork on April 10, 1977. Bui Huu Kiet, Nha Do Re-education Camp, tortured to death in 1977. Bui Huu Tinh, Nam Ha Re-education Camp, died under interrogation in 1979. Capt. Bui Kim Dinh, Office of Military Security, shot by a camp guard, July 1975. Sgt. Bui Long Tim, Binh Dinh National Police Command, Z30-A Re-education Camp, died of pneumonia in August 1982. Bui Luong, head of a labor union, Xuan Phuoc Re-education Camp, died in 1984. Bui Ngoc Phuong, presidential candidate, Xuan Phuong Re-education Camp (Phu Khanh), died in 1983. Maj. Bui Nguyen Nghia, infantry, Xuan Phuoc Re-education Camp, died in 1980. 1st Lt. Bui Quoc Dong, Counter Intelligence Bureau, Ha Tay Re-education Camp, died of suspected poison injection in March 1982. Maj. Bui Van Ba, Vinh Liem Military Training Center, died in 1975. 1st Lt. Bui Van Bai, Vung Tau National Police Headquarters, Nam Ha A Re-education Camp, died in 1979. Maj. Bui Van Lang, national police, died during transfer from North to South Vietnam. Brig. Gen. Bui Van Nhu, national police, Nam Ha Re-education Camp, died in 1983. Col. Bui Van Sam, 33rd Ranger Brigade, Z30-C Re-education Camp, died in 1983. Rev. Bui Van Thay, Catholic priest, My Tho K3 Re-education Camp (Vinh Phu), died in early 1980. Capt. Cam (family name unknown), artillery division, died at unknown location in North Vietnam. Lt. Col. Can (family name unknown), military choir, Son La Re-education Camp, died of liver disease in 1976. Maj. Cang Van Nhieu, Suoi Mau Re-education Camp, died of diarrhea in 1979. Capt. Cao Phuoc An, artillery unit in Vinh Long Province, Tan Hiep Re-education Camp, died in 1978. Capt. Cao Quang Chon, prosecutor, K2 Re-education Camp (Thanh Phong, Thanh Hoa), disappeared after interrogation. Lt. Col. Cao Tan Hap, governor of Vinh Binh Province, Camp No. 6 (Nghe Tinh), died in 1978. Lt. Col. Cao Trieu Phat, paratrooper, died at unknown location in North Vietnam. Capt. Cao Xuan Huong, Lam Dong Re-education Camp, died in 1982. Judge Chau Tu Phat, Saigon District Court, U Minh Ha Re-education Camp, died under interrogation. Capt. Chieu (family name unknown), military police, An Duong Re-education Camp, died of illness in 1976. Capt. Chu Minh Loc, deputy chief for military security in Tuyen Duc Province, Hoang Lien Son Re-education Camp, beaten to death after failed escape. Col. Chung Van Bong, governor of My Tho Province, detention center in Bien Hoa, died of illness. Capt. Chuong (family name unknown), T3 Re-education Camp (Hoang Lien Son), drowned along with seven others. Capt. Cu (family name unknown), military police, Hoang Lien Son Re-education Camp, drowned at Thac Ba Falls during hard labor on Sept. 28, 1976. Cu Minh Kien, chief of Can Dang Hamlet, executed at Chuong Binh Le School. Capt. Cuu (family name unknown), Vuon Dao Re-education Camp (Cai Lay), died in 1979. Capt. Dam Dinh Loan, military academy, Van Ban Labor Camp No. 4, died in 1977 of unknown cause. Lt. Col. Dam Minh Viem, engineer corps, Suoi Mau Re-education Camp, committed suicide in February 1976. Col. Dam Trung Moc, police academy, Ha Tay Re-education Camp, died in 1982. Capt. Dan (family name unknown), retired, executed at Binh Minh Camp. Capt. Dan (family name unknown), Nam Ha Re-education Camp, died of hypothermia during winter of 1978. Maj. Dang (family name unknown), ordnance officer, Gia Trung Re-education Camp, died in 1979. Lt. Col. Dang Binh Minh, helicopter pilot for the president, Yen Bay Re-education Camp, died in 1978 or 1979. Officer Dang Dinh Tung, Trang Lon Re-education Camp (Tay Ninh), committed suicide with an overdose of chloroquine. Capt. Dang Duc Chau, Hoang Lien Son Re-education Camp; camp authorities said he drowned on July 8, 1978. Commander Dang Huu Than, council member of Khanh Hoa, A-30 Re-education Camp, executed after failed escape. Capt. Dang Minh Kinh, 9th Infantry Division, 9A Re-education Camp (Thanh Hoa), died in September 1981. Notable Dang Ngoc Liem, Cao Dai Religious Sect, executed in Tay Ninh. Dang Van Kien, national police, Quang Ngai Province, forced into a well with 11 other political prisoners and killed with a grenade explosion in 1975 in Tu Thinh, Quang Ngai. Col. Dang Van Thanh, regiment commander of 21st Infantry Division, Chuong Trau Re-education Camp (Yen Bai), died in 1976 after failed escape. Congressman Dang Van Tiep, House of Representatives, Thanh Hoa Re-education Camp, beaten to death during solitary confinement in 1982. Master Sgt. Dang Xuan Hoan, national police, Phu Huu Detention Camp (Binh Duong), taken into the woods by camp guards and executed on May 15, 1975, along with 12 other political prisoners. Lt. Col. Dang Xuan Nong, ordnance officer, Khanh Hoa Prison, died in detention. Capt. Danh (family name unknown), medical assistant in 4th Military Zone, Hoang Lien Son Re-education Camp, died of diarrhea. Dao Cong Hoang, teacher of French literature at Chu Van An High School, Song Cai Re-education Camp, died of malnutrition and exhaustion in March 1981. Lt. Col. Dao Ngoc Thanh, chief of staff's office, died at unknown location. Dao Quy Binh, died from a hunger strike. 1st Lt. Dao Thanh Ta, national police, Z30-D Re-education Camp, died from lack of medication for asthma in late 1978. Maj. Dau Quang Duong, Cay Mai Intelligence Unit Camp C, Phu Son 4 (Bac Thai), died in detention. Deo Van Ngay, civil servant, executed after failed escape in 1978. Maj. Diep Van Sa, chief of Military Security Section, Vinh Quang Re-education Camp, died of tuberculosis in 1980. Officer Dieu (family name unknown), An Duong Re-education Camp, died of illness in 1976. Capt. Dieu Chinh Thang, Ham Tri Re-education Camp, last seen alive in 1976 by fellow inmates. Congressman Dinh On, House of Representatives, Kim Son Re-education Camp (Binh Dinh), died from beating. 1st Lt. Dinh Quang Ha, Tan Bien Re-education Camp, executed on Dec. 15, 1977, after failed escape. Family denied permission for proper burial. Dinh Reu, ranger for Border Patrol Battalion 69, Son Nhom Re-education Camp, died of fever. Dinh Van Bien, Vietnam's Nationalist Party, Tien Lanh Re-education Camp (Quang Nam), died in detention. Lt. Col. Dinh Van Tan, department of defense, Yen Bay Re-education Camp, died of food poisoning. Maj. Do Dinh Ky, Long Giao Re-education Camp (Long Khanh), died in 1975. Officer Do Huu Tai, Xuyen Moc Re-education Camp, executed on May 26, 1980, after failed escape. Maj. Do Huu Tuoc, Dalat Military Cadet Academy, Lang Son Re-education Camp, died in detention. Maj. Do Kien Nau, national police, Ha Tay Re-education Camp, died in 1977. Lt. Col. Do Ngoc Anh, navy, accidental death during forced labor in 1976. 1st Lt. Do Rang Dong, paratrooper, Long Khanh Re-education Camp, killed in 1976 by explosion while clearing land mines. Do Van Diem, Dong Nai Re-education Camp, died of malaria on April 3, 1979. Capt. Do Van Muoi, Phoenix Program, executed after failed escape. Capt. Do Van Nhi, Ly Ba So Re-educa tion Camp (Thanh Hoa), died in detention. Capt. Do Van Toan, Infantry Camp K1, died in 1982. Sgt. Do Van Tuong, Ninh Thuan National Police Command, Song Cai Re-education Camp, died from dengue fever in November 1975. Col. Do Xuan Sinh, deputy director of Military Supplies Office, Hoang Lien Son Re-education Camp, died in detention. Col. Doan Boi Tran, deputy chief of staff for political warfare, Z30-C Re-education Camp, died upon release due to illnesses contracted in detention. Maj. Doan Huu Tu, Nam Ha Re-education Camp, died during interrogation. Lt. Col. Doan Minh Viem, engineer corps, Suoi Mau Re-education Camp (Bien Hoa), committed suicide. Doan Quang Chau, Rural Pacification Program, K20 Re-education Camp (Ben Tre), died on Dec. 15, 1978, along with 16 inmates. Maj. Doan The Don, Office of the Military Inspector General, Thanh Xuong Re-education Camp (Thanh Hoa), died in detention. 1st Lt. Doan Tu Bang, Long Khanh Re-education Camp, killed by explosion while clearing land mines. Lt. Col. Doan Van Anh, 4th Military Zone, Yen Bai Re-education Camp, died from exhaustion. Doan Van Chau, Rural Pacification Program, executed. Maj. General Doan Van Quang, commander of special forces, Ha Tay Re-education Camp, died in 1984. Officer Doan Van Xuong, Military Cadet Academy Camp T6, Nghe Tinh Re-education Camp, beaten to death after failed escape in December 1980. Lt. Col. Doan Viet Thuyen, Thu Duc Military Academy, Z30-D Re-education Camp, died on April 29, 1987. Lt. Col. Doan Xuan Viem, Muong Khai Re-education Camp (Son La), died in detention. Lt. Col. Don (family name unknown), mayor, executed at the soccer field in Bac Lieu on June 1975. Maj. Dot (family name unknown), Soc Trang Militia Unit, executed in Soc Trang in 1975. Maj. Duc (family name unknown), Suoi Mau Re-education Camp (Bien Hoa), died of diarrhea. 2nd Lt. Duc (family name unknown), national police's soccer team, Re-education Camp No. 4 (Yen Bai), died in detention. 2nd Lt. Duc (family name unknown), Air Force, Ka Tum Re-education Camp (Tay Ninh), died in 1978. Maj. Duong (family name unknown), military security unit, Thanh Phong Re-education Camp, died from untreated appendicitis in 1982. Lt. Col. Duong (family name unknown), national police, executed. Capt. Duong (family name unknown), military doctor, 2nd Infantry Division, T4-LT2 Re-education Camp (Son La), beaten to death after failed escape in February 1977. Duong Duc Thuy, Ministry of Justice, Ha Tay Re-education Camp, died in 1978. 1st Lt. Duong Hung Cuong, writer, Xuan Phuoc Re-education Camp, died in solitary confinement. Duong Mai, Tien Lanh Re-education Camp, executed in 1980 after failed escape. Capt. Duong Ngoc Lam, Vinh Phu Re-education Camp, died in detention. Col. Duong Phun Sang, deputy commander of 5th Infantry Division, Hoang Lien Son Re-education Camp, died in 1977. Pvt. Duong Thu, Xuan Loc Re-education Camp, executed on Dec. 15, 1975, after failed escape. Ga (family name unknown), communications officer, Son Cao Re-education Camp, died of dengue fever in 1975. Col. Giam (family name unknown), An Duong Re-education Camp (Bien Hoa), died of tuberculosis in 1976. 1st Lt. Giang (family name unknown), military doctor, Ai Tu Re-education Camp, died in detention. Rev. Giu-se Dinh Nam Hung, Catholic priest, Vinh Quang Re-education Camp, died from mine explosion in 1980, along with some 60 inmates. Lt. Col. Ha Hau Sinh, Air Force, Tan Lap Re-education Camp, died from illness in 1980. Capt. Ha Hong, national police in Da Nang province, An Diem Re-education Camp, died in detention. Lt. Col. Ha Huu Hoi, commanding officer from Mobilization Center No. 3, died in north Vietnam. 1st Lt. Ha Minh Tanh, Trang Lon Re-education Camp, executed for insubordination in 1979. 1st Lt. Ha Thuc Long, 3rd Regiment -- 1st Division, Ky Son Re-education Camp, executed in 1977 for criticizing camp authorities. Lt. Col. Ha Thuc Ung, company leader for militia forces, Phu Yen Re-education Camp, killed after failed escape. Capt. Ha Van Kham, Song Tranh Re-education Camp, executed. Capt. Ha Van Kinh, chairman of Kien Hoa Provincial Council, Ben Tre Detention Center, executed with 11 fellow inmates on Dec. 25, 1977. Capt. Hao (family name unknown), Thanh Phong Re-education Camp, died in 1981. 1st Lt. Hau (family name unknown), navy, Ka Tum Re-education Camp, tortured and executed after failed escape in 1977. Lt. Col. Hau Cam Pau, inspector general of Long Khanh province, Nam Ha A Re-education Camp, died in 1984. Lt. Col. Hien (family name unknown), Vinh Phu Re-education Camp, died Jan. 15, 1980. Lt. Col. Hien (family name unknown), artillery, Gia Trung Re-education Camp, died in 1980. Capt. Hien (family name unknown), An Duong Re-education Camp (Bien Hoa), died in solitary confinement in 1976 for letting the guards' pigs under his charge die. Hien (family name unknown), Chi Hoa Central Prison, killed in 1981 at Thu Duc execution ground. Lt. Col. Hieu (family name unknown), chief of staff's office, T4-LT2 Re-education Camp (Son La), died from diarrhea in December 1976. Councilman Hieu (family name unknown), Kien Hoa Provincial Council, executed at Ben Tre in 1981. Sgt. Ho A Ung, member of armed resistance, Nam Ha A Re-education Camp, died in 1981. Maj. Ho Ba Dong, Phan Thiet Military Sub-sector, Xuan Loc Re-education Camp, died in 1982. Maj. Ho Dac Cua, 23rd Infantry Division, executed after failed escape. Maj. Ho Dac Dat, communications officer, Bu Gia Map Re-education Camp, died of malaria. Maj. Ho Duc Sung, 3rd Bureau -- 1st Army Corps, Tan Lap Re-education Camp (Vinh Phu), died in 1986. Col. Ho Duc Trung, Member of House of Representatives, Hoang Lien Son Re-education Camp, died in 1978. Col. Ho Hong Nam, Dalat Military Academy, died in 1985 upon release due to illnesses contracted in detention. Ho Huu Hia, Cao Dai religious sect, executed in Tay Ninh. Ho Huu Tuong, scholar, Long Khanh Re-education Camp, died of illness. 2nd Lt. Ho Khac Trung, died at unknown location. Maj. Ho Minh, military court of Da Nang Camp No. 1, Tien Lanh Re-education Camp, died in 1980. Col. Ho Ngoc Can, governor of Chuong Thien Province, executed in October 1975. Ho Quang Vong, Thanh Phong Re-education Camp, died during interrogation in 1978. Capt. Ho Thuc Ha, 18th Tank Division, Hoang Lien Son Re-education Camp, died in 1978. Maj. Ho Van Doi, Hoa Hao Buddhist Militia Unit 40, Kinh Ong Co Labor Camp (An Giang), died in de tention. Councilman Ho Van Ngan, chairman of Trung An Council, executed in 1975. Lt. Col. Hoach (family name unknown), chief of staff's office, died from illness. Hoang Ba Lac, Thanh Phong Re-education Camp, died during interrogation in 1978 or 1979. Capt. Hoang Dinh Ri, Ky Son Re-education Camp, died in December 1975. Hoang Kim Qui, businessman, Z30-C Re-education Camp, died from diarrhea. 1st Lt. Hoang Loc Bui, Gia Phuc Re-education Camp (Phuoc Long), executed in 1979 for expressing ``reactionary'' political opinions. 2nd Lt. Hoang Quang Hua, national police, Binh Dai Re-education Camp (Kien Hoa), died from diarrhea. Rev. Hoang Quynh, Catholic priest, Phan Dang Luu Interrogation Camp, died in solitary confinement in 1975. Maj. Hoang Tam, Hoc Mon Re-education Camp, died in 1976. Capt. Hoang Van Chinh, Ham Tri Re-education Camp (Phan Thiet), executed on Aug. 25, 1977, after failed escape. Maj. Hoang Van Dang, provincial chief of People's Self-defense Force, Huy Khiem Re-education Camp (Binh Thuan), died in November 1988. Sen. Hoang Xuan Tuu, senate, Nam Ha A Re-education Camp, died in 1980. 2nd Lt. Hong (family name unknown), Yen Bai Re-education Cam, died in 1976. Lt. Col. Hong (family name unknown), Vinh Phu Re-education Camp, died in detention. Rev. Hong (family name unknown), pastor of Tra Vinh Catholic congregation, Ben Gia Prison (Tra Vinh), died in 1985. Maj. Hong (family name unknown), F5 pilot, Nghe Tinh Re-education Camp, died in 1980. Maj. Hop (family name unknown), 2nd Marine Battalion, Nghia Lo Re-education Camp, died in 1978. Hu Y Chief, Vinh Xuong Fort, died upon release due to illnesses contracted in detention. 2nd Lt. Hua Khoi, national police headquarters for Da Nang Province, An Diem Re-education Camp, died in detention. Lt. Col. Hung (family name unknown), ordnance officer, Muong Thai Re-education Camp (So La), died in 1977. 2nd Lt. Hung (family name unknown), chief of staff's office, Gia Rai Re-education Camp, died in solitary confinement. Lt. Col. Hung Van Thanh, marine, Gia Rai Re-education Camp (Xuan Loc), committed suicide. Huy Van, editor of Tien Tuyen Newspaper, Camp K4 (Vinh Phu), died in detention. Huynh Chin, Popular Forces 49th Platoon, Phu Cat Phu Cat Prison, executed with six fellow inmates on May 1, 1975. Huynh Chuong, Nuoc Nhoc Re-education Camp (Nghia Binh), beaten to death in 1979. Col. Huynh Huu Ban, F5 Chief of Staff's office, Cay Khe Re-education Camp, died in 1977. Maj. Huynh Ke Thu, air force, Camp 14/LT1 (Yen Bai), died in 1976. Col. Huynh Ngoc Lang, military police, Ba Sao Re-education Camp, died in 1982. Lt. Col. Huynh Nhu Xuan, Military Cadet Academy, died in North Vietnam. Huynh Thanh Khiet, Cao Dai religious sect, executed in Tay Ninh. 1st Lt. Huynh Thuat, infantry, Nong Truong Thong Nhat Re-education Camp, executed on June 7, 1977. Lt. Col. Huynh Van Kien, Hoang Lien Son Re-education Camp, died in detention. Congressman Huynh Van Lau, House of Representatives, Chau Doc Prison, executed on Aug. 24, 1975. Capt. Huynh Van Luc, Phu Khanh Re-education Camp, shot dead when he couldn't meet labor quota because of injured hand. Huynh Van Quan, Kinh Lang Thu 7 Re-education Camp, shot dead during escape attempt on June 7, 1977. Huynh Van Sang, Cham leader, Xuan Phuoc Re-education Camp, died in 1986. Capt. Huynh Van Tho, national police -- 6th District, Phong Quang Re-education Camp (Lao Cai), died in 1978. Maj. Huynh Van Tho, artillery, Hoc Mon Re-education Camp, died in detention. Capt. Huynh Xuan Con, Trang Lon Prison (Cay Cay), executed after failed escape. Lt. Col. Ke (family name unknown), Hoang Lien Son Re-education Camp, died in detention. Dr. Kha (family name unknown), military doctor at Bien Hoa Mental Clinic, killed by a grenade Aug. 31, 1979. Kha Tu Giao, Long Giao Re-education Camp, died from hunger strike in 1977. Lt. Col. Khoa (family name unknown), Nam Ha C Re-education Camp, died of a brain hemorrhage. Capt. Khoan (family name unknown), Vinh Loi Military Sub-sector, Bac Lieu Temporary Detention Camp, committed suicide in June 1975. Le Van Duyet, armed resistance movement, executed for anti-government activities. Lt. Col. Khong Van Tuyen, communications officer, Phu Son Camp No. 4 (Bac Thai), died in detention. Khuc Thua Van, member of Vietnam's Nationalist Party, Xuan Phuoc Re-education Camp, died in 1984. Lt. Col. Kiet (family name unknown), Company 776, Yen Bai Re-education Camp, died during winter 1977. Kieu Ngoc Thuan, Quang Tin Military Subsector, No. 1 Re-education Camp, died of malaria in May 1975. Venerable Kim Sang, Unified Buddhist Church of Vietnam, Camp T82, killed in detention in 1982. 1st Lt. Lam Huu Hiep, navy, executed on June 17, 1981, after failed escape. Sgt. Lam Michel, national police, executed in 1975 in Binh Duong. Capt. Lam Quang Vinh, platoon leader -- intelligence unit, Son La Re-education Camp, died in 1978. 1st Lt. Lam Si Phuoc, national police -- bureau of My Trinh Village, Gia Trung Re-education Camp (Pleiku), died of malaria in October 1977. Lt. Col. Lam Thanh Gia, national police, executed in 1975 in Binh Duong. Maj. General Lam Thanh Nguyen (a.k.a. Hai Ngoa), Hoa Hao Buddhist, Armed Forces Detention Center in Chau Doc, died in solitary confinement. Lt. Col. Lam Van Trieu, engineer corps, Vinh Phu Re-education Camp, died in detention. 2nd Lt. Lan (unknown family name), Ky Son Re-education Camp, died in 1977. Le Canh Thanh, national police -- Cat Hiep Hamlet, Phu Cat Prison (Binh Dinh), executed in 1975. Maj. Le Canh Trong, engineers corps, Hue Central Prison, died in detention. Lt. Col. Le Chon Tinh, Hoa Hao Buddhist Militia Forces, executed in 1975 in Chau Doc. Le Cong Tam, deputy chairman of An Giang Provincial Assembly, Kinh 7 Ngan Re-education Camp, died in detention. Capt. Le Cong Thinh, military transport, Long Khanh Re-education Camp, executed in June 1977 after failed escape. Maj. Le Danh Chap, chief of staff's office, Xuan Phuoc Re-education Camp, died on July 3, 1984. Lt. Le Dinh Phon, navy, Giao Long Re-education camp, reportedly committed suicide with drug overdose. Le Du, leader -- Popular Forces 26th Platoon, Phu Cat Prison (Binh Dinh), executed in 1975. Capt. Le Duc Thinh, military intelligence officer, Long Giao Re-education Camp, executed on April 14, 1976. Le Duy Trinh, Open Arms Program, Song Be Re-education Camp, died in detention. Capt. Le Duyen Ngau, Hoang Lien Son Re-education Camp, beaten to death after failed escape. Sgt. Le Huu Vinh, special unit -- Binh Dinh National Police Command, Z30-A Re-education Camp, died of dengue fever in June 1982. 2nd Lt. Le Khac Tuong, leader -- anti-aircraft unit, Suoi Mau Re-education Camp (Bien Hoa), died of a stroke in 1975. Col. Le Minh Luan, air force, Cay Khe Re-education Camp (Yen Bai), died in 1977. Maj. Le Ngoc An, mayor -- An Nhon military sub-sector, Vinh Phu Re-education Camp, died of malnutrition in August 1979. Col. Le Ngoc Day, Quang Trung Infantry Training Center, Xuan Loc A Re-education Camp, died of a stroke in 1986. Officer Le Ngoc Thua, Kinh 5 Re-education Camp, died in detention. 2nd Lt. Le Phong Quang, political warfare department, A30 Re-education Camp (Phu Yen), drowned during forced labor in 1980. Lt. Col. Le Phuoc Mai, Civil Engineers Corps., died at unknown location. Le Quang Lac, intelligence officer, Thanh Hoa Re-education Camp, died in 1980. Le Quang Minh, A20 Re-education Camp, died in detention. Le Quang The, social affairs officer -- Quang Tri province, Hoan Cat Re-education Camp, died from an ammunition ....

Đi Tìm Đồng Đội




Đi tìm đồng đội còn nằm lại núi rừng Bắc Việt (kỳ 1)
Friday, July 04, 2008

Một bia mộ mà danh tánh người quá cố đã mờ nhạt. (Hình: Lê Dũng cung cấp)
Một bia mộ bị bể. (Hình: Văn Phòng Tìm Kiếm Tử Sĩ VNCH cung cấp)
Mộ ông Nguyễn Phước Kiêm. (Hình: Lê Dũng cung cấp)

Ðỗ Dzũng/Người Việt


LTS: Trong chuyến công tác tại Texas cách đây không lâu, phóng viên nhật báo Người Việt đã có dịp phỏng vấn ông Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch Tổng Hội HO-POW, về việc tổ chức của ông đi CS Việt Nam bốc mộ của những cựu quân nhân QLVNCH qua đời trong lúc bị tù cải tạo tại miền Bắc Việt Nam. Sau đó, nhật báo Người Việt cũng phỏng vấn thêm một số thân nhân tham gia những chuyến đi bốc mộ để tìm hiểu thêm vấn đề. Xin mời độc giả theo dõi bài phóng sự (kỳ 1) sau đây. Bài dài tổng cộng bốn kỳ.



Khi Trung Tá Trần Xuân Phú đi tù cải tạo, anh Trần Xuân Khiêm mới 8 tuổi. Và từ đó, anh không còn gặp cha mình nữa mà chỉ nghe nói ông đã chết trong trại 9, tỉnh Yên Bái.

Gia đình anh Khiêm không bao giờ nhận được giấy báo tử.

Anh Khiêm nhớ lại: “Lúc đó tôi nhỏ lắm, chỉ nhớ bố hay dắt đi chơi, thăm họ hàng, rồi thấy bố vắng nhà, không bao giờ trở lại nữa.”

Lần cuối cùng gia đình anh Khiêm nhận thư của Trung Tá Phú, chữ viết rất ngoằn ngoèo, có vẻ như rất yếu.

Rồi một hôm, bác ruột của anh Khiêm, cũng đi 'học tập' ngoài Bắc, nhưng ở trại khác, trên đường đi làm ngang qua trại 9, tự nhiên có người nói với theo cho biết em trai ông đã chết.

Trong một lá thư gởi cho gia đình anh Khiêm, người bác này không dám viết thẳng ra mà chỉ ngụ ý rằng Trung Tá Phú đã không còn nữa.

“Và phải đợi đến khi bác tôi được thả về mới xác nhận chi tiết này. Ðó là những gì gia đình tôi biết được,” anh Khiêm kể.

Năm 1990, mẹ và chị của anh Khiêm đã bôn ba ra Yên Bái để tìm mộ Trung Tá Phú, nhưng không bao giờ tìm được gì cả vì đường đi khó khăn, mọi vật đã thay đổi và lúc đó nghèo quá không đủ tiền để đi xa hơn nữa.

Sau này, mặc dù tất cả gia đình anh Khiêm đã định cư tại Mỹ, do vượt biên và bảo lãnh, họ vẫn nuôi mơ ước một ngày nào đó tìm ra mộ của Trung Tá Phú.

Anh Khiêm kể tiếp: “Gia đình tôi rất áy náy, bàn tới bàn lui nhiều lần, nhưng không biết bắt đầu từ đâu...”

Trong khi đó, bài viết “31 năm sau, người lính ấy về với gia đình...” của nhà báo Thiện Giao đăng trên nhật báo Người Việt, số ra ngày 8 Tháng Chín, 2006, về trường hợp một cô gái sống ở tiểu bang Kansas về Việt Nam bốc mộ cha mình chết trong trại 'cải tạo' được nhiều độc giả chú ý, trong đó có gia đình anh Khiêm.

Sau đó, nhà báo Trần Tiến Dũng lên tận đồi Cây Khế, tỉnh Yên Bái, viết thêm một bài phóng sự nữa, có tựa đề “Núi lạnh: Hành trình tìm về những nấm mồ hoang,” đăng trên nhật báo Người Việt ngày 1 Tháng Mười, 2006, làm nhiều người bùi ngùi xúc động thêm.

Tại Houston, Texas, ông Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch Tổng Hội HO-POW, cũng nhờ Luật Sư Rob Mitchell, một người bạn của ông, nêu vấn đề bốc hài cốt các cựu quân nhân QLVNCH chết trong trại cải tạo với chính quyềnCộng Sản Việt Nam.

POW là viết tắt của những chữ “Prisoners of War,” có nghĩa là những tù nhân chiến tranh.

Trong lúc chờ đợi, ông Thành vô tình đọc bài báo của nhà báo Trần Tiến Dũng mà lòng bùi ngùi không kể xiết.

Ông Thành tâm sự: “Ðọc xong bài viết đó tôi cầm lòng không được. Hồi còn trong trại cải tạo chứng kiến một số anh em bị chết, tôi đã nguyện trong lòng là sẽ có ngày phải giúp mang hài cốt anh em về với gia đình.”

Rồi tổng hội của ông Thành bắt đầu vận động, sau một thời gian, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đồng ý để cho thân nhân người quá cố bốc những hài cốt này và mọi việc được bắt đầu hồi năm ngoái.

“Tôi đâu ngờ, bây giờ tôi khám phá ra còn nhiều ngôi mộ khác chưa được ai bốc. Trong hơn một năm qua, hội chúng tôi nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi không có ngân sách để bốc tất cả. Vì thế, chúng tôi chỉ làm công tác truy tìm các ngôi mộ và hướng dẫn thân nhân thực hiện,” ông Thành nói tiếp.

Ông cũng cho biết hội của ông đã thành lập Gia Ðình Tử Sĩ, bao gồm thân nhân của những người chết mà chưa bốc được mộ, để họ lo công việc này.

Trong hơn một năm qua, tổng hội do ông Thành làm chủ tịch đã giúp bốc được chín ngôi mộ và xác định được 257 ngôi mộ khác tại những khu vực xung quanh đồi Cây Khế.

Ông Thành cũng vừa về Việt Nam trong ba tuần lễ để tiến hành công việc bốc mộ và mới trở lại Houston hôm 21 Tháng Tư, 2008.

Ông cho biết mọi việc đang tiến triển rất tốt đẹp.



Từ một buổi nói chuyện thương mại



Luật Sư Rob Mitchell nói: “Tôi còn nhớ ông Thành từng đi ra đi vô trong phòng làm việc với một xấp hồ sơ trên tay và những tấm thẻ bài. Tôi chưa bao giờ thấy ai nhiệt tình như ông ấy.”

“Rồi tôi nhận ra ông đang làm một việc mà không ai làm. Thế là tôi quyết định đặt vấn đề bốc mộ với giới chức (Cộng Sản) Việt Nam khi tôi thương thuyết về thương mại,” Luật Sư Michell kể tiếp.

Luật Sư Mitchell cho biết cứ mỗi lần bàn chuyện thương mại với ông Trịnh Trung, Hội Liên Lạc Người Nước Ngoài (HLLNNN) thuộc Mặt Trận Tổ Quốc (Cộng Sản) Việt Nam, ông đều đưa vấn đề bốc mộ ra.

Rồi ông Trung đồng ý và Luật Sư Mitchell cho số điện thoại của ông Thành để tiện liên lạc. Sau đó, HLLNNN gởi ông Thành một lá thư mời về Việt Nam nói chuyện, chỉ 15 ngày sau khi Luật Sư Mitchell đến Việt Nam.

Quá ngạc nhiên, ông Thành không biết làm gì và cũng không dám quyết định gì.

“Như vậy là cánh cửa đã mở, nhưng anh em trong tổng hội phải họp nhau lại bàn bạc và quyết định,” ông Thành kể. “Sau đó, hội quyết định tôi và anh Ðỗ Hồng Sơn, phó chủ tịch tổng hội, đi Việt Nam.”

Vài ngày sau, ngày 12 Tháng Mười Hai, 2007, ông Thành và ông Sơn ứng tiền trước mua vé máy bay về họp với HLLNNN tại Hà Nội, lúc đó vào khoảng Tháng Giêng, 2008.




Thành công trong tuyệt vọng



Theo ông Thành, các thành viên HLLNNN là những cán bộ đã về hưu, nhưng rất có ảnh hưởng với Bộ Ngoại Giao Cộng Sản Việt Nam.

Ông Thành kể: “Một điều làm tôi hơi bực dọc trước khi vào phòng họp là người ta dặn tôi buổi sáng nay không nên đề cập đến vấn đề bốc mộ. Ông chủ tịch hội còn lo ngại và nói buổi chiều sẽ tính sau. Tôi rất bực, bởi vì nếu ngại ngùng tại sao mời tôi về? Tại cuộc họp, không ai đề cập đến vấn đề bốc mộ cả. Ðã vậy, có một vài Việt kiều Pháp lên phát biểu dữ dội quá, làm cả hội trường im lặng. Ðến giờ ăn trưa, một vài thành viên của hội tiếp tôi, cho biết cuộc họp đã bế mạc và buổi chiều nghỉ.”

“Trong khi tôi hoàn toàn thất vọng thì nhóm người này hỏi tôi chừng nào trở vào Saigon để về Mỹ. Tôi đáp: ‘Ngày mai.’ Họ giật mình, nói với nhau, thôi hỏng rồi, phải đưa anh Thành đến gặp Bộ Ngoại Giao. Thế là họ chia nhau, người gọi điện thoại lấy hẹn, người lo xe cho tôi đến Bộ Ngoại Giao. Như vậy, trong khi tôi thất vọng thì vận may lại đến,” ông Thành chia sẻ tiếp.

“Sau đó, chúng tôi gặp ông Trần Quang Hoan, trợ lý bộ trưởng ngoại giao, vì lúc đó Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đi vắng.”

Sau khi thảo luận vấn đề hài cốt, ông Hoan nói với ông Thành: “Ðây là vấn đề nhân đạo, chắc chắn chính phủ sẽ chấp nhận, nhưng phải trình lên chính phủ. Ông cứ về Mỹ chúng tôi sẽ thông báo kết quả sau.”

Trước khi từ Saigon bay về Mỹ, ông Thành cũng được HLLNNN giới thiệu tới gặp ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng Cộng Sản Việt Nam.

Ông Thành kể: “Khi nghe vấn đề, ông Kiệt rất vui mừng, hứa giúp và nói không có lý do gì để không thực hiện việc bốc hài cốt.”

Trên đường về Mỹ, ông Thành vừa mừng vừa lo. Mừng vì công việc tiến triển một cách không ngờ. Lo vì không biết lấy tiền đâu ra để bắt tay vào việc, ngoại trừ lấy tiền túi của mình...

Ông nói: “Thôi thì hy sinh, như đóng góp xây chùa, làm phước...”

Và ông Thành, người thiếu tá QLVNCH năm xưa từng bị Cộng Sản định đem ra xử bắn cùng với Thiếu Tá Cần, dân biểu tỉnh, tại Châu Ðốc, đã hành động theo lương tâm đối với các linh hồn của các chiến hữu của ông.

Ông tâm sự: “Ðã 33 năm rồi, thời gian quá lâu, nếu không tìm đưa anh em về thì một hoặc hai năm nữa chắc họ sẽ vĩnh viễn không về được với gia đình, phải chịu nằm luôn ngoài vùng Việt Bắc, vì sẽ không còn dấu vết nào để tìm được những ngôi mộ này.”

Ngày 11 Tháng Hai, 2007, Tòa Ðại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Washington D.C. điện thoại cho ông Thành cho biết đã có thông báo chính thức về vấn đề bốc hài cốt. Họ cũng muốn trực tiếp gặp ban chấp hành tổng hội để chính thức thông báo đồng thời giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc bốc mộ và việc giải tỏa Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa cũ, mà đã được nêu lên khi ông Thành gặp ông Võ Văn Kiệt và Bộ Ngoại Giao CSVN.

Một tuần sau, ông Nguyễn Văn Trung, tùy viên chính trị Tòa Ðại Sứ CS Việt Nam, bay từ thủ đô Hoa Kỳ đến Houston gặp 12 người trong ban chấp hành tổng hội. Ông Trung cho biết Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa không bị ủi đi hoặc giải tỏa như tin đồn. Trái lại, thân nhân được vào tu sửa mộ phần người quá cố. Ai muốn bốc mộ, nhà nước tạo điều kiện. Ai muốn giữ lại như cũ hoặc muốn tu sửa cũng được. Về chuyện bốc mộ, chính quyền đã chấp nhận, nhưng còn chờ lập một bộ phận đặc biệt, làm việc trực tiếp với tổng hội để tìm kiếm và bốc mộ.







Ðỗ Dzũng/Người Việt
LTS: Trong chuyến công tác tại Texas cách đây không lâu, phóng viên nhật báo Người Việt đã có dịp phỏng vấn ông Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch Tổng Hội HO-POW, về việc tổ chức của ông đi Việt Nam bốc mộ của những cựu quân nhân QLVNCH qua đời trong lúc bị tù cải tạo tại miền Bắc Việt Nam. Sau đó, nhật báo Người Việt cũng phỏng vấn thêm một số thân nhân tham gia những chuyến đi bốc mộ để tìm hiểu thêm vấn đề. Xin mời độc giả theo dõi bài phóng sự (kỳ 2) sau đây. Bài dài tổng cộng bốn kỳ.

Bắt tay vào việc

Bắt đầu chương trình là 10 gia đình ở California nhờ ông Nguyễn Quang gởi danh sách cho ông Thành. Ngoài ra, còn một người khác ở Oregon cũng gởi tên xuống nhờ ông Thành kiếm giùm.

Ông Thành kể: “Ngay sau đó, tôi gởi liền danh sách 11 người cho hai ông Nguyễn Văn Trung và Trịnh Trung nhờ họ tìm giùm vị trí 11 ngôi mộ, nhưng họ vẫn trù trừ, chưa làm gì cả.”

“Rồi cũng không thấy phản ứng gì từ phía Việt Nam. Thế là tôi nóng ruột quá, liền liên lạc với ông Trịnh Trung, đề nghị nói chuyện trực tiếp tại Việt Nam.”
Tháng Chín, 2007, ông Thành về Việt Nam. Tại Saigon, ông lại gặp ông Võ Văn Kiệt một lần nữa.

Ông nói: “Khi biết được khó khăn của chúng tôi, ông Kiệt đã trực tiếp đứng ra thúc đẩy, yêu cầu chính quyền sớm chấp thuận cho chúng tôi đi tìm và bốc mộ. Ông nói rằng đây là vấn đề hoàn toàn nhân đạo, hoàn toàn đúng đắn, không có lý do gì để chậm trễ hoặc từ chối.”

“Rồi trong một dịp may rất tình cờ tôi gặp ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc Hội Việt Nam. Sau đó, ông Quốc bày tỏ sự ủng hộ và nói rằng đây là việc làm rất cần thiết, nên làm lành vết thương chiến tranh,” ông Thành kể.
Ông tiếp: “Sau đó tôi ra Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh vấn đề, nhưng lại gặp khó khăn.”
Phi chính trị

Cuối cùng Bộ Ngoại Giao Cộng Sản Việt Nam cũng sắp đặt để ông Thành gặp Thứ Trưởng Nguyễn Phú Bình, nhưng cuộc nói chuyện rất gay cấn.

Theo ông Thành, có hai vấn đề tế nhị trước khi được phép chính thức bốc hài cốt. Ðó là đưa chính trị vào chống chế độ và có tin đồn là tổng hội nhận của mỗi gia đình $10,000 để bốc hài cốt.

“Về vấn đề này, tôi nói thẳng với ông Bình rằng chính sách của chúng tôi là không nhận tiền của thân nhân người quá cố. Kế đến, chúng tôi không làm chính trị. Và chính chúng tôi cũng đã đề nghị chính quyền Việt Nam không nên đem chính trị vào việc làm nhân đạo này,” ông Thành kể tiếp.

“Vừa nghe tôi nói, ông Bình đứng lên, siết chặt tay tôi, quay sang ông Lý Quốc Tuấn, phó chủ tịch HLLNNN, yêu cầu chuyển danh sách 11 người quá cố cho Bộ Quốc Phòng để cử người đi tìm.”

Ông Thành nói tiếp: “Vì đã từng làm việc, tôi thừa biết rằng nhân viên của chính phủ sẽ rất chậm chạp và sẽ không có kết quả. Do vậy, tôi yêu cầu cho phép chúng tôi cùng tìm kiếm. Khi nào tìm được mộ, chúng tôi sẽ thông báo.”

Thủ tục bốc mộ

Theo ông Thành cho biết, nếu sống ở nước ngoài, thân nhân người quá cố phải làm đơn xin và nộp cho Bộ Ngoại Giao Cộng Sản Việt Nam qua tòa đại sứ hoặc lãnh sự Việt Nam ở quốc gia mình đang cư ngụ. Sau đó, Bộ Ngoại Giao sẽ chuyển đơn sang Bộ Quốc Phòng để cơ quan này cấp giấy phép về Việt Nam bốc mộ.

“Không hội nào hoặc người Việt Nam nào ở nước ngoài có thể làm chui được vì đó là luật của Việt Nam,” ông Thành khẳng định.

Riêng đối với người sống tại Việt Nam thủ tục có phần đơn giản hơn, theo lời ông Thành, chỉ cần làm đơn xin phép địa phương nơi cư ngụ, xin đi bốc mộ, cầm giấy phép đó, trình với địa phương nơi có ngôi mộ và bốc mộ.

Bắt đầu tìm kiếm mộ

Trong chuyến đi đầu tiên, ông Thành nhắm tỉnh Yên Bái. Ông nhờ một người tên Trung ở Việt Nam, từng bốc mộ cha mình 10 năm trước, nhắm đồi Cây Khế theo một số đơn xin tìm mộ thân nhân. Tuy vậy, để kiếm ra ngọn đồi này không phải dễ.

Ông Thành kể: “Khi đến Yên Bái tôi mới biết có tới ba cái đồi Cây Khế, nên rất dễ lầm lẫn. Trong ba tháng anh Trung tìm được năm trong số 11 ngôi mộ trong danh sách, rồi chụp hình, sau đó tôi đi kiểm tra xem có đúng không. Một tháng sau, chúng tôi tìm thêm được hai cái nữa. Ðiều đáng ngạc nhiên là trong lúc đi tìm những ngôi mộ này, chúng tôi phát hiện ra thêm tổng cộng 257 ngôi mộ khác nữa.”

Ví dụ, trong lúc tìm mộ ông Huỳnh Tự Trọng, ông Thành phát hiện thêm một số mộ nữa ở Bản Vân Côi, xã Mường Côi, huyện Hưng Yên, tỉnh Sơn La.

Trong lúc tìm mộ ông Phạm Văn Nghiêm, họ phát hiện thêm 20 ngôi mộ khác.

Ông Thành cho biết còn rất nhiều mộ nằm rải rác khắp nơi, rất khó vào. Có mộ nằm lẻ loi trong sườn núi, hốc núi, chỉ có dân địa phương mới đến được. Có mộ không có tên, chỉ người địa phương và quản giáo biết được của ai. Nếu muốn bốc hết những ngôi mộ này rất khó khăn và tốn kém.

“Nhiều gia đình không nhận được giấy báo tử hoặc nhận giấy báo tử nhưng địa điểm chôn sai hoặc mộ không còn bia, không thể tìm được. Rồi không biết hỏi ai, lên gặp chính quyền có khi bị hoạnh họe, mà phải qua chính quyền địa phương mới làm được, đó là chính sách chung,” ông Thành cho biết.

Sau khi từ Việt Nam trở về Houston, ông Thành tập hợp tất cả 11 gia đình, gọi là Gia Ðình Tử Sĩ, để tự gây quỹ, chuẩn bị lên đường về Việt Nam bốc mộ.

Tổng hội bắt buộc mọi người phải tuân thủ 11 điều luật đặc biệt do tổng hội đưa ra.
Chỉ có năm gia đình đến Houston, sáu gia đình khác làm việc qua điện thoại. Rồi sau đó tổng hội gởi giấy cam kết cho họ ký.

Tiền bạc do Gia Ðình Tử Sĩ giữ lấy, vì Tổng Hội HO-POW là một hội bất vụ lợi.
Những bia mộ sai tên

Trong khi bốc mộ ông Phạm Văn Nghiêm, ông Thành gặp một khó khăn. Ðó là, theo tên ghi trên bia, mộ của ông Nghiêm ngoài đầu mé bên phải một dãy mộ bốn cái.
Lúc chôn, không cái nào có bia cả. Một tháng sau khi bốn người này qua đời, người ta mới cắm bia, nhưng cắm sai. Ví dụ, chôn bốn người A, B, C, D, từ trái sang phải, nhưng không có mộ bia. Thời gian sau, trại cho cắm mộ bia, nhưng người ta lại cắm sai, từ phải qua trái.

“Chúng tôi biết mộ đầu tiên bên phải không phải là của ông Nghiêm, nhưng biết đào cái nào bây giờ, trong khi công an xã chỉ cho đào một cái, theo tên trên bia,” ông Thành kể.

May mắn thay, ông Thành được biết một chi tiết quan trọng là trong lúc chôn những người này, người ta có để một cục đá ghi tên người chết trên nắp quan tài.
Thế là ông Thành nói với ông Phạm Văn Thống, em ông Nghiêm, để ông này nói với công an về tình trạng mộ bia bị sai, để có thể xác định người quá cố.

Sau khi đào, mọi người thấy cục đá, có ghi tên người chết không phải tên ông Nghiêm, đưa công an coi, thế là họ bảo lấp lại và cho đào cái kế bên.

Sau khi đào mộ này, thấy cục đá có tên ông Nghiêm. Thật là may mắn!

Ông Thành kể tiếp: “Như vậy, hai ngôi mộ còn lại chưa chắc đúng tên, mà phải đào lên rồi mới biết.”

Cũng theo lời kể của ông hội trưởng Tổng Hội HO-POW, trước đây bốn ngôi mộ này nằm trong rừng, nhưng sau này người ta mở đường rất sát. Tuy những ngôi mộ này không bị ảnh hưởng, nhưng kế bên lại có một ống cống xuyên qua đường để nước thoát từ trên núi xuống. Mặc dù có bờ kè, nhưng nếu mưa lớn, nước có thể dâng lên, cuốn trôi ba ngôi mộ còn lại.

Ba ngôi mộ này có ba tên trên bia là Ông Tấn Ngọc, Nguyễn Hữu Nghiệp và Ngô Huỳnh Cảnh.

Ông Thành kể thêm: “Ông Nghiêm có một người em gái tên Hạnh mà ông rất thương. Khi bốc mộ xong, ông Thống đi xe lửa mang hài cốt ông Nghiêm về. Một giờ sáng, ông Thống tới Saigon. Ở nhà, cô Hạnh đang ngủ mơ thấy ông Nghiêm gọi ‘Hạnh ơi, anh về rồi nè.’ Lúc đó đồng hồ chỉ một giờ sáng. Nửa tiếng sau, ông Thống bước vào với hài cốt ông Nghiêm. Sau khi biết ông Thống đến ga Saigon lúc 1 giờ sáng và thấy anh mình linh thiêng quá, cô Hạnh liền vào bàn thờ cúng vái. Sau đó, cô quyết định chôn hài cốt ông Nghiêm chứ không thiêu.”

“Vong linh người quá cố vẫn còn quanh quẩn bên những ngôi mộ, khao khát trông chờ người thân đem về sum họp với gia đình. Thật vô cùng đau đớn nếu chúng ta không đưa họ về thì họ sẽ không siêu thoát được,” ông Thành tâm sự.




Đi tìm đồng đội còn nằm lại núi rừng Bắc Việt (kỳ 3)
Sunday, July 06, 2008

Ông Lâm Ngọc Chiêu vái trước một ngôi mộ tại một đồi bắp, nhờ người Mường để mấy viên đá lên làm dấu. (Hình: Văn Phòng Tìm Kiếm Tử Sĩ VNCH cung cấp)

Mộ phần ông Nguyễn Quang Tôn. (Hình: Trần Xuân Khiêm cung cấp)

(Kỳ 3)
Ðỗ Dzũng/Người Việt
LTS.- Trong chuyến công tác tại Texas cách đây không lâu, phóng viên nhật báo Người Việt đã có dịp phỏng vấn ông Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch Tổng Hội HO-POW, về việc tổ chức của ông đi Việt Nam bốc mộ của những cựu quân nhân QLVNCH qua đời trong lúc bị tù cải tạo tại miền Bắc Việt Nam. Sau đó, nhật báo Người Việt cũng phỏng vấn thêm một số thân nhân tham gia những chuyến đi bốc mộ để tìm hiểu thêm vấn đề. Xin mời độc giả theo dõi bài phóng sự (kỳ 3) sau đây. Bài dài tổng cộng bốn kỳ.

Tìm mộ cố Trung Tá Trần Xuân Phú

Ông Thành trước đây học tập cải tạo tại trại 9, Yên Bái. Theo ông, “ở trại này, mặc dù bị cải tạo, lao động vất vả và không đủ ăn, nhưng cấp úy rất tôn trọng cấp tá. Vì vậy, chúng tôi sống với nhau rất hài hòa, như còn trong quân ngũ.”

Một trong những người bạn của ông Thành là Trung Tá Trần Xuân Phú.

“Trung Tá Phú bị bệnh phù thủng, cứ mỗi lần nổi cơn điên lên là la lớn 'cán bộ ơi, thả tôi ra để tôi về với vợ con tôi.' Rồi bị bệnh chết, bị đem xuống chôn ở Dõng Hóc, có nghĩa là đường cùng, xã Tân Thịnh, thị xã Yên Bái,” người cựu tù cải tạo này kể.

Chiều ngày Chủ Nhật, 6 Tháng Giêng, 2008, ông Thành và anh Khiêm, con cố Trung Tá Phú, đi vào Dũng Hóc vì biết còn một số mộ ở đó. Họ gặp một bà chủ đất xác nhận còn một số mộ, nhưng không có mộ bia. Còn sơ đồ mộ thì do ông Quang giữ. Ông Quang là bí thư xã Tân Thịnh, nhưng hôm đó ông không làm việc.

Thế là ông Thành và anh Khiêm quay về Hà Nội vì trời đã tối. Trên đường ra bến xe, ông Thanh nhờ tài xế xe ôm hỏi ông Quang xem trong sơ đồ có tên Trần Xuân Phú không.
Hôm sau, cả ông Thành và anh Khiêm vào Saigon. Anh Khiêm phải bay về Mỹ để đi làm vì sắp hết phép, còn ông Thành nán lại vài ngày xem sao.

Bất thình lình ông xe ôm gọi điện thoại cho ông Thành và cho số điện thoại của ông bí thư xã. Ông Thành gọi ông Quang liền và được ông này xác nhận: “Bảo đảm có Trần Xuân Phú ở đây.” Ông Thành liền gọi điện thoại cho anh Khiêm nhưng không được, gọi về Mỹ cho gia đình thì được biết anh đã ở trên máy bay rồi.

Một tuần sau, ông Thành về Mỹ tiếp tục gọi điện thoại về Việt Nam nhờ người địa phương đắp mộ và làm sạch cỏ những ngôi mộ đã tìm thấy.

Anh Khiêm kể: “Vừa xuống phi trường Los Angeles, nghe gia đình nói đã tìm được mộ, tôi rất mừng, nhưng cũng bực mình là tại sao mình đi tìm mệt mỏi không được mà ở nhà lại tìm ra. Sau đó về nhà mới biết là bác Thành gọi qua cho biết.”

Anh Khiêm dự định Tháng Mười Hai này sẽ nghỉ phép về Việt Nam bốc mộ cha mình.
Một trường hợp đặc biệt

Ngoài những người ở Mỹ về bốc mộ thân nhân, phái đoàn của tổng hội cũng có những người đang sống ở Việt Nam tham gia.

Một trong những người này là cô Lê Thảo, con của cố Thiếu Tá Lê Xuân Ðèo.
Khi ông Ðèo qua đời, gia đình cô Thảo không nhận được giấy báo tử. Vì thế, gia đình cô đã bị phái đoàn Mỹ từ chối khi nộp đơn xin vào Hoa Kỳ theo diện HO.

Theo diện này lúc đó, vợ và con dưới 21 tuổi của cựu sĩ quan chết trong trại tù đủ điều kiện vào Mỹ, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mới được.

Sau đó, bà Ðèo có đi khắp nơi xin giấy chứng tử nhưng không cơ quan nào chịu cấp.
Thậm chí, có chỗ còn nói ông Ðèo không có đi cải tạo!

Rồi bà Ðèo nhờ ba người từng ở chung trại với chồng xác nhận, nhưng phái đoàn Mỹ vẫn từ chối.

“Thế là gia đình Thiếu Tá Ðèo lâm vào tình cảnh cơ hàn. Hiện gia đình này vẫn cư ngụ tại Nha Trang,” ông Thành cho biết.

Ông Thành cũng là người ở chung trại với ông Ðèo và chứng kiến cái chết của người bạn tù năm 1977.

“Mỗi ngày đi vào rừng đốn cây, khi đi ngang qua, tôi đều để một cục đất lên mộ anh Ðèo và nói ‘anh cứ nằm yên đây, anh phù hộ tôi sống sót ra khỏi trại, tôi sẽ giúp gia đình anh đưa anh về,’” ông Thành tâm sự.

Trước khi lên đường đi Việt Nam, ông Thành nhận được một email của ông Nguyễn Buông, em rể ông Ðèo, đang sống ở Mỹ, hỏi và nhờ ông Thành tìm giúp mộ anh vợ mình.
Ông Thành trả lời ngay lập tức, biết bà Ðèo còn sống ở Việt Nam và bị Hoa Kỳ từ chối nhiều lần. Qua điện thoại, ông Buông năn nỉ ông Thành giúp.

Ông Thành kể: “Tôi nói với ông Buông ‘anh đừng lo, đây là việc tôi phải làm.’”
“Rồi ông Buông xin số điện thoại của tôi. Rồi cô Thảo từ Việt Nam gọi sang, khóc lóc, nói chuyện không muốn dứt, làm như sợ mất liên lạc với tôi, thật tội nghiệp.”
Ông Thành tiếp: “Tôi nói với cô Thảo ‘cứ yên tâm, bác sẽ giúp, bác muốn làm chuyện này nên mới đi kiếm những nấm mồ hoang lạnh, trong đó có ba cháu.’”

Khi biết ông Thành sắp về Việt Nam, gia đình cô Thảo đòi ra phi trường đón, nhưng ông Thành không chịu, vì đường sá xa xôi, tốn kém.

“Cô Thảo quả là một đứa con có hiếu,” ông Thành thổ lộ.

Rồi ông Thành dẫn cô Thảo ra Hà Nội, đến Bộ Quốc Phòng, yêu cầu cấp giấy chứng tử, vì ông là nhân chứng.

Nhưng một lần nữa, cô lại bị từ chối, vì “không rõ chi tiết và không có gì làm bằng chứng.” Và như thế có nghĩa là không cấp được giấy phép bốc mộ luôn.

Một chi tiết đặc biệt ở đây, theo lời ông Thành, là gia đình cô Thảo sống ở Việt Nam, đúng ra chỉ cần xin giấy phép bốc mộ của chính quyền địa phương là đủ. Nhưng vì không có giấy chứng tử nên không thể làm được.

Sau đó, Bộ Quốc Phòng yêu cầu cô Thảo lên xã Trấn Thịnh, yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận có mộ, nếu có, sẽ được cấp giấy bốc mộ.

Rồi ông Thành sang làm việc với HLLNNN nêu lên khó khăn và yêu cầu họ giúp.
Ngày hôm sau, ông Thành và cô Thảo đi Yên Bái gặp ông Huynh, trước đây là quản giáo trại 3. Sau khi nghe ông Huynh xác định và mô tả mộ của ông Ðèo, ông Thành nhờ giới thiệu lên công an xã.

“Dù ông Huynh đã về hưu, nhưng ông rất có uy tín với công an địa phương,” ông Thành kể.

Khi tới nơi, công an xã lấy giấy tờ của cô Thảo và giấy thông hành của ông Thành xem, dắt vào phòng làm việc và cho bốc mộ liền.

“Trong giấy phép xin bốc mộ, tôi có dặn cô Thảo viết là cha cô bị tập trung cải tạo tại trại 6, bị bệnh chết trong trại cải tạo. Và cô đã viết 'Lê Xuân Ðèo, cải tạo tại trại 6 và chết tại đây.' Trời bắt đầu tối. Sáng hôm sau, cô Thảo và mẹ đi bốc mộ,” ông Thành nói.

“Ra tới mộ, cô Thảo đã khóc: 'Ba ơi, hơn 30 năm nay con mới tìm được ba, để ba nằm nơi hoang lạnh, may có bác Thành con mới tìm được ba, bấy lâu nay mẹ con con đi kiếm ba mà không được.'”

“Khi đào mộ lên, bà Ðèo nhận ra ngay cái áo lạnh màu xanh mà chồng bà mặc ngày lên đường đi cải tạo và một nửa cái lon guigoz mà ông Ðèo dùng để ăn cơm. Cô Thảo định bỏ những thứ này đi, nhưng những người Tày đứng đó ngăn lại, bảo phải bỏ vào quách, nếu bỏ đi, sau này ông Ðèo đòi thì lấy đâu mà đền cho ông ấy?” ông Thành kể.
Ðể có thêm chứng cớ thay giấy báo tử, ông Thành đề nghị với ông Huynh cố gắng tìm quản giáo đã từng ở trại 6 để xác nhận giùm bà Lê Xuân Ðèo. Ông Huynh gọi ông Thung, trước đây cũng là quản giáo, và họ tìm ra người quản giáo của ông Ðèo năm xưa là ông Diện.

Ông Thành bày tỏ: “Chắc là ông Ðèo phù hộ, nên họ mới nhiệt tình như vậy.”
Thế là ông Huynh chở cô Thảo đi gặp ông Diện. Sau khi nghe qua sự việc, ông Diện nói ngay: “Tôi xác nhận tôi là quản giáo của ba cô. Cô muốn thế nào cứ đọc, tôi sẽ viết theo.”

Sau khi xác nhận, ông Diện kêu cô Thảo mang ra công an xã đóng mộc luôn.
“Ðây là may mắn hoặc do ông Ðèo linh thiêng, giúp đỡ vợ con trong cảnh khốn cùng? Tôi cho rằng ông Ðèo linh thiêng, bởi vì nghe người Tày ở đó nói mộ của ông Ðèo linh lắm, không ai dám đụng vào, còn linh thế nào họ không nói, nhưng họ đốt nhang hàng ngày,” ông Thành kể.

Sau khi mang hài cốt ông Ðèo về Nha Trang, gia đình cô Thảo bỏ hết hài cốt và các kỷ vật vào quan tài, làm đám ma đàng hoàng, họ hàng đến rất đông.

Ông Thành kể tiếp: “Một buổi tối, trong lúc mọi người ngủ cả, cô Thảo đốt nhang vái quan tài ông Ðèo và nói: ‘ba ơi, nếu ba linh hiển, xin ba làm một điều gì đó để con tin là có linh hồn ba theo con về nhà. Sau đó cô Thảo đi ngủ. Lúc đó, mọi người đang nằm ngủ xung quanh quách của ông Ðèo. Chồng cô Thảo được cắt cử đốt nhang, vì nhang phải đốt liên tục, và trông coi quách. Khoảng 1 giờ khuya, chồng cô Thảo bỗng nghe tiếng lon guigoz trong quách chạy lóc cóc từ đầu này đến đầu kia của quách. Hoảng hồn, chồng cô Thảo gọi cô dậy. Sau khi nghe tiếng kêu, cô Thảo gọi bà Ðèo dậy. Ðến lúc đó thì tiếng kêu đứt ngang.”

Trong lúc sắp chôn ông Ðèo thì Bộ Ngoại Giao Cộng Sản Việt Nam điện thoại cho ông Thành nhờ nói gia đình bà Ðèo gởi hồ sơ ra để nói chuyện với Bộ Quốc Phòng làm giấy báo tử.

Sau đó gia đình bà Ðèo đã nộp đơn cho tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon để bổ túc hồ sơ đi Mỹ.

Mặt khác, ông Lâm Ngọc Chiêu, nguyên sĩ quan Nha Kỹ Thuật QLVNCH, cùng về tìm mộ với ông Thành mới đây, cũng mang giấy công an xã ký và giấy phái đoàn Mỹ từ chối về Mỹ đưa cho Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez (Santa Ana, California) nhờ can thiệp.

Ông Thành cũng viết thư cho Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Nick Lampson (Houston, Texas) nhờ can thiệp luôn.

Các thành viên Gia Ðình Tử Sĩ khác, tùy theo cư trú ở địa hạt nào, sẽ viết thư cho dân biểu của mình nhờ can thiệp cho trường hợp gia đình bà Ðèo.

“Ðây là thể hiện tinh thần tương trợ nhau của nhóm Gia Ðình Tử Sĩ,” ông Thành nói.




Đi tìm đồng đội còn nằm lại núi rừng Bắc Việt (kỳ cuối)
Monday, July 07, 2008

Những di vật của người quá cố. (Hình: Trần Xuân Khiêm cung cấp)

Mộ phần của ông Nguyễn Văn Năng. (Hình: Lê Dũng cung cấp)

Ông Nguyễn Ðạc Thành và cuốn sổ ghi tên những đồng đội đã khuất. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Ðỗ Dzũng/Người Việt

LTS.- Trong chuyến công tác tại Texas cách đây không lâu, phóng viên nhật báo Người Việt đã có dịp phỏng vấn ông Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch Tổng Hội HO-POW, về việc tổ chức của ông đi Việt Nam bốc mộ của những cựu quân nhân QLVNCH qua đời trong lúc bị tù cải tạo tại miền Bắc Việt Nam. Sau đó, nhật báo Người Việt cũng phỏng vấn thêm một số thân nhân tham gia những chuyến đi bốc mộ để tìm hiểu thêm vấn đề. Xin mời độc giả theo dõi bài phóng sự (kỳ cuối) sau đây. Bài dài tổng cộng bốn kỳ.

Những khó khăn
Một trong những khó khăn đối với những người đi tìm mộ là đường sá và địa danh. Mọi vật so với cách đây hơn 30 năm giờ đã thay đổi gần như hoàn toàn. Nhiều nơi ngày xưa không có địa danh, chỉ là rừng núi, giờ thuộc thôn này, xã nọ, huyện kia. Thậm chí tên tỉnh cũng thay đổi.

Ðó là chưa kể những tên rất chung chung như đồi Cây Khế, như Khe Nước...
Anh Khiêm kể: “Ðây là một trở ngại lớn và mất rất nhiều thời gian. Có nhiều đồi Cây Khế lắm. Hoặc như, chỗ nào có nước chảy thì chỗ đó được gọi là Khe Nước. Biết Cây Khế nào và Khe Nước nào mà tìm? Thế là cứ chạy hết chỗ nọ đến chỗ kia, mà không tìm được gì cả, rất dễ nản chí.”

Có khi đi tìm mộ người thân thì không gặp nhưng gặp mộ của người khác.
“Khi biết không phải là mộ cha mình thì rất buồn, mặc dù cảm thấy vui cho người khác đã tìm ra mộ thân nhân của họ,” anh Khiêm tâm sự.

Tên trại cũng là một vấn đề khó khăn cho người đi tìm. Chỉ biết số trại, chứ không ai biết trại đó thuộc liên trại nào.

Rồi những thông tin do người địa phương đưa ra có khi không chính xác. Họ nói thế nào thì biết vậy, có khi tin, có khi không, nhưng không dám bỏ qua.

“Thành ra, cứ đi cầu may. Riết rồi cứ nghe chỗ nào có mộ là đi thôi, nhưng phải cẩn thận vì có khi gặp người xấu lợi dụng,” anh Khiêm kể tiếp.

Anh Khiêm cho biết khi về lại Mỹ có nghe trường hợp một gia đình ở Ðà Lạt tự đi bốc mộ, nhờ người địa phương và đưa họ một số tiền, cuối cùng không được gì cả.
“Nếu có đi, chúng ta nên đi thành nhóm, theo hướng dẫn của Hội POW Houston, để tránh những trường hợp đáng tiếc,” anh Khiêm đề nghị.

Sự chuyển tiếp

Chuyến về Việt Nam mới đây của ông Thành kéo dài từ ngày 31 Tháng Ba đến ngày 21 Tháng Tư, 2008. Ông hẹn với một số người bên Việt Nam, trong đó có ông Lâm Ngọc Chiêu, anh Phạm Tấn Khải (con Thiếu Tá Phan Huỳnh Luông) và anh Huỳnh Hiếu (con ông Huỳnh Tự Trọng).

Chiều ngày 6 Tháng Tư, 2008, nhóm bốc mộ gồm 14 người hẹn gặp nhau ở một khách sạn.
Ba ngày sau, họ gặp đại diện của HLLNNN làm giấy tờ, rồi được đưa sang Bộ Quốc Phòng làm việc, được cấp giấy phép cho bốc mộ.

Lần này, ông Thành để ông Chiêu chịu trách nhiệm chính để từ đây về sau thay thế ông. Ông Thành cho biết tổng hội có nhiều bộ phận khác nhau cùng làm việc chặt chẽ.
Hiện nay, tổng hội có hai bộ phận trực thuộc. Bộ phận thứ nhất do ông Hồ Văn Ẩn, hiện cư ngụ tại Kansas City, Missouri, đặc trách giúp đỡ thương phế binh VNCH. Bộ phận này đã làm việc từ 13 năm qua và hiện đang cộng tác với bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH ở California, và ông Nguyễn Quang Hạnh, Hội Nạng Gỗ ở Pháp. Trong suốt 13 năm qua, ông Ẩn đã nhiều lần gởi tiền về giúp thương phế binh VNCH.

Bộ phận thứ hai là Văn Phòng Tìm Kiếm Tử Sĩ VNCH do ông Lâm Ngọc Chiêu ở California phụ trách.

Ông Thành cho biết cả hai ông Ẩn và ông Chiêu được tổng hội giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trực tiếp với ban chấp hành. Riêng ông Thành điều hành tổng quát.
Qua hai chuyến đi và biết bao tiếp xúc với chính quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam, ông Thành đề nghị: “Nếu biết mộ người thân nằm ở đâu và muốn bốc, nên nhờ người thân bên Việt Nam đứng đơn xin dễ hơn, khỏi phải qua ngã ngoại giao, tốn thời gian hơn nhiều. Còn nếu định về Việt Nam bốc hài cốt, người nhà nên đi thành từng nhóm, giá rẻ hơn nhiều, có tổ chức và an toàn hơn.”

Những điều cần chú ý

Ông Thành cũng khuyến cáo không nên nghe lời chỉ dẫn của những người trước đây từng ra Bắc, lén đào mộ thân nhân, bỏ vào túi xách, đem về miền Nam mai táng. Theo ông Thành, “như thế, làm tủi lòng người quá cố, trái với pháp luật và nhất là dễ bị làm tiền và bị gạt.”

Ông kể thêm: “Lần vừa qua, sau khi bốc mộ xong và vừa về đến Saigon, có một gia đình ở Long Xuyên liên lạc với tôi cho biết cách đây hơn năm năm gia đình bà đã bị một chủ đất bắt trả 8.5 triệu đồng Việt Nam để bốc mộ. Số tiền này lúc đó là khá lớn.”
Ông Lâm Ngọc Chiêu nói: “Những vùng đất hiện có mộ trước đây là đất hoang, sau này chính quyền cấp cho người địa phương. Một số chủ đất biết nhiều người đang tìm mộ, lấy họ tên, gởi theo địa chỉ cho người thân ở Việt Nam và đòi tiền. Nhiều gia đình rất khốn khổ, không bốc không được, mà số tiền họ đòi có khi lớn quá.”

“Có một gia đình nhận được thư, gởi sang Hoa Kỳ nhờ tổng hội giúp can thiệp, chúng tôi nói họ yêu cầu chủ đất đưa bằng chứng, chúng tôi sẽ giúp can thiệp,” ông Chiêu nói.

“Nhân tiện đây, chúng tôi tha thiết kêu gọi đồng hương khi nào biết chắn chắn ngôi mộ ở đâu thì hãy tiến hành công việc, không nên tiên đoán và không nên chỉ người khác nếu mình không nắm vững thực tế,” ông Nguyễn Ðạc Thành khuyên.
Ông Thành cho biết thêm là nếu không biết mộ ở đâu thì đừng nên mạo hiểm và nếu muốn xin giấy phép qua Tòa Ðại Sứ Cộng Sản Việt Nam, tổng hội sẵn sàng giúp đỡ.
Nguyễn Ðạc Thành, người không quên đồng đội

Ông Nguyễn Ðạc Thành tốt nghiệp khóa 8 Thiết Giáp và khóa 12 Thủ Ðức. Chức vụ cuối cùng của ông là thiếu tá và công tác tại tiểu khu Châu Ðốc. Sau năm 1975, ông không ra trình diện, bị bắt biệt giam và xém bị tử hình. Sau đó, ông bị đưa lên Cần Thơ, rồi đưa ra Bắc, cải tạo 9 năm 7 tháng, ban đầu tại Sơn La, sau đó qua trại 6 Hoàng Liên Sơn, rồi trại 9 Yên Bái, trại A Nam Hà, trại Z 30 A Xuân Lộc và trại Xuân Lộc B, được thả về và sang Hoa Kỳ diện HO 3. Sau tám tháng sống ở New York, ông về Houston cư ngụ và hoạt động cho đến nay.

“Sau năm 1975, toàn thể anh em quân nhân không may còn kẹt lại, phải sống trong tủi nhục, kinh hoàng. Chúng tôi bị làm nhục, ngay cả đồng minh thân thiết Hoa Kỳ cũng bôi lọ chúng tôi. Không chỉ huy, không biết cầu cứu ai che chở, bênh vực. Sống trong cảnh cá chậu chim lồng, bạn bè lần lượt nằm xuống, không biết bao giờ tới phiên mình. Chúng tôi chỉ biết trông chờ Thượng Ðế,” ông chia sẻ.

“Khi còn ở trại 9, tôi khuyên anh em cấp úy đừng trốn trại, chỉ có chết, không thoát được đâu. Ðiều quan trọng là nên giữ chí khí của mình, giữ gìn sức khỏe, khi ra tù phải biết làm gì, đó mới là điều quan trọng.”

Ông cho biết ý nghĩ đi tìm hài cốt tù cải tạo và những chiến sĩ VNCH hy sinh đã có trong ông từ ngày mới bước chân đến Mỹ. Ðó là vì tâm nguyện và lời hứa với đồng đội nằm xuống trong trại tù, lâu hoặc mau, tùy theo hoàn cảnh.

“Chúng tôi thành lập tổng hội là nhằm mục đích này,” ông Thành nói.
Rồi tới khi ông và anh Khiêm đi về, trả lời phỏng vấn của nhà báo Huy Phương trong chương trình Huynh Ðệ Chi Binh trên đài truyền hình SBTN, ông lại trở thành một cầu nối cho nhiều gia đình khác trên đường đi tìm mộ người thân bị bỏ quên nơi rừng núi Bắc Việt.

Anh Lê Dũng, hiện sống tại Houston, kể: “Sau khi coi chương trình phỏng vấn trên đài SBTN tôi bàng hoàng vì ông Thành và anh Khiêm nhắc đến tên cha tôi, đại tá không quân Lê Minh Luân, chôn tại đồi Cây Khế, tỉnh Yên Bái. Anh Khiêm còn đưa một số hình ra nữa. Thế là tôi liên lạc anh ấy, sau khi phóng to hình, thấy đúng tên và năm sinh, biết chắc đó là cha mình, tôi liền liên lạc ông Thành.”
Vì bận rộn công việc, anh Dũng nhờ hai cô em gái Lê Lan Anh và Lê Thị Minh Hà theo ông Thành về Việt Nam đợt mới đây để bốc mộ, thiêu và mang hài cốt về để trong chùa Pháp Luân, Houston.

Công việc của Tổng Hội HO-POW suôn sẻ bấy lâu nay một phần cũng nhờ sử dụng văn phòng luật Brazzos Law Office, Houston, của ông Morgan Davis.
Ông Davis nói: “Ông Thành bắt đầu làm việc với chúng tôi cách đây 12 năm. Cách đây không lâu, tự nhiên ông nói với tôi về dự án bốc mộ. Tôi nghĩ đây là công việc đáng làm để khép lại một quá khứ. Và tôi nghĩ nếu chúng ta không đưa vấn đề này ra thì sẽ không có ai chú ý. Thế là tôi để hội của ông sử dụng văn phòng này. Bây giờ ông có chìa khóa, ông có thể đến bất cứ lúc nào để tiếp tục công việc tìm kiếm những đồng đội của ông đã bỏ mình nơi núi rừng Bắc Việt.”

Danh sách 50/135 tử sĩ VNCH hiện có mộ tại trại Nam Hà (hiện nay chưa tra cứu được cấp bậc, chức vụ, ngày mất và quê quán) do ông Lâm Ngọc Chiêu cung cấp bao gồm Hà Văn Chung, Nguyễn Văn Chi, Lục Văn Chung, L. Ðình Thơm, Nguyễn Văn Trị, Giáp Văn Hùng, Ðỗ Văn Thông, Hoàng Văn Khuê, Nguyễn Ðức Ðình, Phạm Văn Cảnh, Bùi Văn Vụ, Nguyễn Văn Quý, Hoàng Văn Quang, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Hiếu, Ðỗ Ðình Thế, Nguyễn Lê Tính, Võ Thanh Tâm, Hậu Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Văn Nông, Trần Văn Bốn. Nguyễn Xuân Minh, Lang Văn Chữ, Cao Kim Chan, Nguyễn Văn Minh, Hoàng Văn Toán, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Yến Lương, Phùng Tân Phương, Phạm Cảnh, Vũ Sinh, Trần Tư, Nguyễn Quang, Ðào Văn Ðạo, Nguyễn Quang Quyền, Nguyễn Hà Ðăng, Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Văn Ðào, Nguyễn Văn Thắng, Lương Văn Giao, Nguyễn Hà Dư, Phạm Văn Ðê, Ðinh Quang, Trần Quang, Vương Huấn, Trương Chính, Nguyễn Văn Hùng và Hoàng Văn Thao.
Văn Phòng Tìm Kiếm Tử Sĩ VNCH xin nhờ các chiến hữu đã ở trong các trại tù Cộng Sản bất cứ ở đâu, nếu biết được tin tức các anh em đã chết vào thời gian nào, trại nào, chôn cất ở đâu, cũng như gia đình các tử sĩ nhận ra thân nhân mình, xin vui lòng liên lạc với địa chỉ sau đây:

Tổng Hội HO-POW, PO Box 281 Los Alamitos, CA 90720
Lâm Ngọc Chiêu (714) 826-7129; Nguyễn Ðạc Thành (832) 725-3231
Chi phiếu xin đề: Tổng Hội HO-POW

Memo: Văn Phòng Tìm Kiếm Tử Sĩ VNCH
Email: goodwill336@yahoo.com, thanhdnguyen41@yahoo.com